image banner
Xã Thượng Tân Lộc - Nét đẹp hồn quê
Lượt xem: 1765

Xã Thượng Tân Lộc là một xã miền núi của huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An có tổng diện tích 31,20 km2 và dân số 12.800 người và được bố trí trên 10 đơn vị xóm. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa IX và Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM; Cấp ủy, Chính quyền xã xác định đây là chủ trương lớn, đặc biệt quan trọng của Đảng và Nhà nước, là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong tất cả nhiệm vụ chính trị của xã nhà, từ đó đã xây dựng Nghị quyết chuyên đề, đề án, kế hoạch thực hiện, sát đúng, phù hợp với điều kiện, tình hình của địa phương, làm tốt công tác quán triệt, học tập, tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân nắm vững, hiểu sâu sắc mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Năm 2020 thực hiện Nghị quyết số: 831, ngày 17 /12/2019 của Ủy Ban thường vụ Quốc hội về việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Nghệ An. Trong đó sáp nhập ba xã Nam Thượng, Nam Tân và Nam Lộc thành  xã Thượng Tân Lộc. Địa giới hành chính được xác định như sau: Phía bắc giáp Thị trấn Nam Đàn; Phía Nam giáp xã Khánh Sơn thuộc Huyện Nam Đàn; Phía Tây giáp xã Thanh Lâm huyện Thanh Chương; Phía đông giáp xã Hồng Long thuộc huyện Nam Đàn.

          UBND xã Thượng Tân Lộc báo cáo tự thẩm định nội dung 13.7 về tình hình cập nhật thông tin về các điểm du lịch của xã

       Trong những năm qua với sự nỗ lực của các cấp, các ngành và xã hội hóa, các điểm du lịch tâm linh, dã ngoại tại xã Thượng Tân Lộc ngày càng được nhân dân, khách du lịch quan tâm như: Chùa Lối, Đền Thống Chinh, Khe Bò Đái, Đập Ba Khe,.... Các điểm đến tâm linh và dã ngoại được nhân dân đầu tư và chỉnh trang xây dựng.

          Chùa Lối thuộc xóm Hồng Sơn – xã Thượng Tân Lộc đã được xây dựng và tu bổ vào tháng 11/2004 là nơi tin cậy cho văn hóa tâm linh. Ngày 18/10/2022 Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu cũng đã ký ban hành Quyết định số 165/QĐ-BTST ngày 18-10-2022 về việc thành lập chùa Lối, xã Thượng Tân Lộc, huyện Nam Đàn.

Theo quyết định, người đại diện Đại đức Thích Thiền Tuệ, số lượng Phật tử khi thành lập 288 người, địa bàn hoạt động tôn giáo trong phạm vi xã Thượng Tân Lộc, huyện Nam Đàn, Nghệ An. Hàng ngày được nhân dân lui tới tham quan và cầu khấn, thể hiện sự quan tâm đến văn hóa tâm linh truyền thống xưa của nhân dân Việt Nam nói chung và nhân dân xã Thượng Tân Lộc nói riêng.Anh-tin-baiAnh-tin-bai

          Tọa lạc trên sườn núi Quải Bái, đền Thống Chinh ở xã Thượng Tân Lộc là một trong những di tích còn lưu giữ nhiều hiện vật liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của Quận công Tống Tất Thắng.

 

Đền Thống Chinh được xây dựng vào thế kỷ XVI để thờ Nghĩa Quận Công Tống Tất Thắng  (1487 - ?) - Người có nhiều công lao trong việc hộ quốc an dân, dẹp giặc, củng cố triều chính, phục vụ sự nghiệp trung hưng nhà Lê. Ông từng đảm trách nhiều chức vụ quan trọng, được phong tước Nghĩa Quận Công. Nguyên xưa, đền gồm nhiều tòa uy nghi, nhìn ra sông Lam. Trong chiến tranh, đền bị xuống cấp và sụp đổ hoàn toàn. Năm 2001, đền đã được xây dựng lại. Năm 2014, đền được trùng tu, tôn tạo có diện mạo như ngày hôm nay.

Hiện trong khuôn viên đền có các hạng mục, cổng tam quan, bái đường, chính điện, nhà bia… Các công trình này đều được bê tông hóa kiên cố với kiểu dáng kiến trúc truyền thống. Nhà bia bên phải có bia đá cổ. Tấm bia này được dựng vào năm 1853 khắc gần 400 chữ Hán. Tác giả bài văn bia là Thám hoa Nguyễn Văn Giao và Giải nguyên Nguyễn Hữu Lập, những vị đại khoa nổi tiếng vùng "năm Nam" . Nội dung văn bia ca ngợi công đức của Nghĩa Quận Công đối với quê hương, đất nước, trong đó có đoạn viết (tạm dịch): "Ba trăm năm mươi năm đã trải qua mà chính khí vẫn vang danh khiến lòng người càng mến mộ, khiến chúng ta vẫn cảm thấy như người còn ở trên đời, chúng ta vẫn còn được gặp người ở đây, trên bảng vàng khoa cử có tên người ở hàng đầu…. Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng tấm gương trung liệt của người vẫn mãi mãi trong xanh như nước hồ Đàm Thủy".

Theo Ban Quản lý đền, thời kỳ chiến tranh ác liệt, đền bị xuống cấp, người dân địa phương không có điều kiện chăm sóc, tu bổ, nên làng Phú Thọ (xã Nam Tân cũ) lúc ấy đảm trách việc thờ cúng đã di chuyển bàn thờ thần và rước đồ tế khí về nhà thờ họ Nguyễn Hữu ở trong vùng.

Hiện nay đồ tế khí cổ kính cũng như sắc phong của các triều đại phong kiến Việt Nam ban cấp cho đền Thống Chinh vẫn đang được dòng họ cất giữ, bảo quản gần như nguyện vẹn. Bộ sắc phong 19 bản là tư liệu quý liên quan thân thế và sự nghiệp của Nghĩa Quận Công Tống Tất Thắng. Trong 19 sắc phong thì 10 bản do các triều vua thời Lê ban cấp, 9 bản thuộc về triều Nguyễn. Bản sắc phong cổ nhất ban cấp năm 1670 thời Lê, niên hiệu Cảnh Trị, bản mới nhất là năm 1924 thời Nguyễn, niên hiệu Khải Định. Trong bộ hiện vật cổ quý của đền Thống Chinh có 1 chiếc mũ thờ làm bằng kim loại, được tạo tác công phu, tinh xảo, trang trí rồng phượng, hoa văn đẹp mắt. Giống như chiếc mũ cổ, đôi hia cổ cũng được tạo tác bằng kim loại. Hia có màu đen, cao khoảng 0,4m. Xung quanh hia được trang trí hoa văn, dát kim loại màu vàng óng ánh. Cả mũ và hia cổ được bảo quản cẩn thận trong những hộp gỗ.

Đền Thống Chinh trở thành điểm sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng tiêu biểu trong vùng.Anh-tin-baiAnh-tin-bai

          Có thể nói rằng văn hóa tâm linh ngày càng được nhân dân hưởng ứng và ủng hộ , được quan tâm tạo nên nét đẹp trong văn hóa nhân dân Việt Nam. Đây sẽ là những địa điểm được xã nhà quan tâm để phục vụ du khách gần xa tham quan trong thời gian tới, tạo điểm nhấn cho quê hương Thượng Tân Lộc xây dựng Thượng Tân Lộc ngày càng phát triển văn hóa tâm linh.

          Về xóm 1, xã Nam Tân cũ, nay là xóm Thanh Tân – xã Thượng Tân Lộc khám phá khe Bò Đái để hiểu thêm về một địa danh nổi tiếng ở Nam Đàn gắn liền với câu sấm truyền đời được cho là của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585): “Đụn Sơn phân giải/ Bò Đái thất thanh/ Nam Đàn sinh thánh”.

Khe Bò Đái bắt nguồn từ trên núi Chúa (động Chúa) – ngọn cao nhất của dãy Thiên Nhẫn, luồn lách qua các sườn đá dựng đứng rồi đổ ra sông Lam ở núi Hổ với chiều dài gần 2 km. Theo người địa phương, do nhìn thấy khe nước trắng xoá phát ra âm thanh ồ ồ, lại gần núi Đầu Bò nên người xưa đã gọi là khe Bò Đái hay khe Ồ Ồ.

Đường vào khe Bò Đái đã trở nên hoang vu, vì lâu ngày ít người qua lại. Có thể đi theo hai đường: qua vườn rừng của dân um tùm tre hóp, đá meo trơn trượt để đến thác dưới, phần cuối của khe, hoặc men theo sườn dãy Thiên Nhẫn để khám phá phần trên của khe.

Khe Bò Đái có độ dốc lớn, trên dòng chảy hình thành 3 thác nước có độ cao khác nhau, thác dưới cùng là thác cao nhất (trên 10 m). Cách nay chưa đầy chục năm, đây từng là nơi người địa phương, du khách gần xa thường đến vui chơi, tắm mát, nhưng bây giờ thác đã trở nên hoang vu, cỏ cây bao phủ.

Nước khe qua thác dưới, chỉ đủ “trườn” theo đá, chảy róc rách xuống chân thác. Càng đi lên, nước khe càng nhiều hơn, trong hơn, ẩn dưới cây cối um tùm. Trên đường vượt khe khó nhọc, nước khe Bò Đái là một thức uống tuyệt vời.

Gần 10 năm trở lại đây, người dân địa phương đã xây dựng trên khe nhiều bể nước, cùng với hệ thống đường ống dẫn nước về làng phục vụ sinh hoạt. Dường như việc lắp đặt hệ thống dẫn nước từ thấp lên cao đã làm kiệt nước khe Bò Đái ở cuối nguồn.

Từ ngày chính quyền địa phương cấm đốt rừng, khu vực khe Bò Đái cây cối rậm rạp hơn, xuất hiện nhiều loại động vật hoang dã như trăn, nhím, gà rừng…

Vượt qua 3 thác và nhiều đồi núi gập ghềnh, sẽ lên đến đỉnh núi Chúa, tại đây có khoảnh đất rộng, bằng phẳng gọi là Bãi Tiên, gắn liền với nhiều huyền thoại về khe Bò Đái. Từ Bãi Tiên có thể nhìn thấy đỉnh Kim Nhan, Biển Đông… Phía Bắc khe Bò Đái là phong cảnh sông Lam, núi Đụn đẹp như một bức tranh.

Theo các cụ cao niên, ngày trước, sông Lam chảy sát chân Thiên Nhẫn nên khe Bò Đái chảy thẳng ra sông, không vượt qua hói Bò như bây giờ. Sông Lam đã lùi xa và bồi đắp nên bãi phù sa Le Le của xã Nam Thượng, Nam Tân dưới chân Thiên Nhẫn.

Nước khe Bò Đái dẫn về làng theo đường ống đã trở thành nguồn nước sinh hoạt quý giá cho 30 hộ dân ở xóm 1, xã Nam Tân. Khám phá khe Bò Đái, để chiêm ngưỡng cảnh quan, chiêm nghiệm câu sấm Trạng Trình và để hiểu hơn về một vùng đất “địa linh nhân kiệt” ở xứ Nghệ.

Trong quy hoạch xã Thượng Tân Lộc giai đoạn 2022 – 2030 thì Khe Bò Đái là điểm du lịch sinh thái cộng đồng để người dân địa phương nói riêng và người dân trên mọi miền tổ quốc tham quan và nghỉ dưỡng.Anh-tin-baiAnh-tin-bai

Đập Ba Khe thuộc xóm 4 – xã Nam Lộc cũ, nay là xóm Đại Lộc – xã Thượng Tân Lộc là địa điểm dã ngoại mới được giới trẻ khám phá và yêu thích. Đập Ba Khe tuyệt đẹp với triền cỏ xanh mướt sáng bừng dưới nắng và nước đập trong vắt lấp lánh, đặc biệt kỳ ảo trong ánh hoàng hôn.

Điều khiến mọi người tham quan thích thú nhất là khi đi cắm trại chính là ánh đèn vào buổi tối giữa rừng thông rộng lớn, đứng dưới không gian lãng mạn đó cùng nhau hát hò nhảy múa, đốt lửa trại thì còn gì tuyệt vời hơn.

Rừng thông bản áng gần hồ nước, giao thông thuận tiện nên việc lựa chọn địa điểm dựng trại tại đây hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn nhiều điều thú vị.

Trong những năm trở lại đây đập Ba Khe là địa điểm đến của rất nhiều khách du lịch gia đình từ mọi huyện về đây, nhất là vào dịp mùa Hè lượng khách đến với đập Ba Khe có ngày lên đến nghìn người. Đây là điểm du lịch dã ngoại và là nét đẹp của quê hương xã Thượng Tân Lộc./.

Anh-tin-bai
Anh-tin-bai
Anh-tin-bai
TIÊN LIÊN QUAN
 
12
BẢN ĐỒ XÃ NGHĨA PHÚC - HUYỆN TÂN KỲ
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ THƯỢNG TÂN LỘC
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Cảnh Lộc - Chủ tịch UBND xã

Trụ sở: Xã Thượng Tân Lộc - Huyện Nam Đàn - Tỉnh Nghệ An
Điện thoại: 0974 565 896 - Email: thuongtanloc@namdan.nghean.gov.vn